Niềm An Ủi Và Tình Bằng Hữu Của Đức Chúa Giê-xu Trong Cơn Đau Buồn Của Chúng Ta (The Comfort and Friendship of Jesus in Our Grief)

Trong hơn bốn năm mà Nanci, người vợ yêu dấu của tôi, phải đối mặt với căn bệnh ung thư, đã có nhiều báo cáo tích cực cũng như tiêu cực. Chúng tôi đã phải trải qua một loạt cảm xúc trong suốt ba ca phẫu thuật, ba đợt xạ trị, và ba đợt hóa trị của cô ấy.

Tôi nhớ rất rõ ngày mà bác sĩ cho biết căn bệnh ung thư đã sang giai đoạn bốn và di căn đến phổi. Đêm hôm đó, chúng tôi cùng nhau cầu nguyện, rồi tôi xuống nhà, quỳ gối bên đi-văng, và ôm mặt khóc. Tôi đã dốc đổ lòng mình ra cho Đức Chúa Trời, cầu xin Ngài can thiệp. Tôi đã làm điều mà I Phi-e-rơ 5:7 dạy chúng ta làm: “Hãy trao mọi nỗi lo âu của mình cho Ngài, vì Ngài chăm sóc anh chị em” (BD2011).

Đột nhiên tôi cảm thấy có cái gì đó hiện diện kề bên mình. Tôi mở mắt và thấy cạnh tay tôi là hai chân trước của Maggie, chú chó lông vàng của chúng tôi. Nó nhìn tôi với ánh mắt quan tâm đầy tình yêu thương, liếm nước mắt tôi, rồi phát ra tiếng kêu thảm thiết chưa từng có. Tôi chỉ có thể gọi đó là tiếng rên rỉ. Nó làm tôi giật mình.

Tôi liền nghĩ ngay tới phân đoạn Kinh Thánh trong Rô-ma chương 8, nói rằng chúng ta rên rỉ, toàn thể muôn vật rên rỉ, và Thánh Linh của Đức Chúa Trời cầu thay cho chúng ta bằng những tiếng rên rỉ không thể diễn tả bằng lời. Tôi nhận ra rằng cả ba chúng tôi: Đức Chúa Trời, tôi, và con chó cùng nhau rên rỉ vì Nanci, người mà tất cả chúng tôi đều yêu thương. Và rồi tôi khóc nhiều hơn, nhưng lần này tôi tìm thấy sự an ủi lớn lao ở cả hai bạn đồng hành của mình.

Đức Chúa Trời Của Mọi Sự An Ủi

Một năm sau, tôi đã có mặt khi Nanci trút hơi thở cuối cùng. Tôi cảm thấy vô cùng buồn bã, nhưng cũng rất vinh dự khi được làm chồng cô ấy và có mặt cho đến khi cái chết chia lìa
chúng tôi. Trong hơn hai năm kể từ khi cô ấy về nước Chúa, sự vắng mặt của cô ấy thật rõ ràng. Tôi nhớ những tin nhắn cô ấy thường nhắn về các con chó, về trận bóng bầu dục, và về những câu trích dẫn tuyệt vời từ Charles Spurgeon và J. I. Packer cùng những điều khác. Tôi nhớ giọng nói và tiếng cười của cô ấy, luôn to và lan tỏa.

Nỗi đau buồn thật khó khăn. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã ban ân sủng trong cuộc đời tôi, mang đến cho tôi sự an ủi, từ đó cho phép tôi tiến về phía trước mà không có cô ấy. (Điều này phần lớn là nhờ việc mong đợi một ngày nào đó được ở bên cô ấy một lần nữa trong sự hiện diện của Đức Chúa Giê-xu!) Trong Thánh Thi 16:8, Đa-vít nói: “Tôi hằng để Chúa trước mặt tôi; vì Ngài ở bên phải tôi, nên tôi chẳng bị rúng động.” Để Đức Chúa Trời trước mặt tôi là nhận thức được sự hiện diện và sự giúp đỡ liên tục của Ngài.

Khi một đứa trẻ té xe đạp, cô bé không cần cha mình nói rằng: “Con yêu ơi, đây là lý do điều đó xảy ra — với tốc độ của con và trọng lượng của chiếc xe đạp này, nó không thể chịu được cú rẽ gấp như vậy và…” Không. Đứa trẻ chỉ muốn được an ủi. Chúng ta không cần những lời giải thích mà phần lớn trong số đó chúng ta sẽ không hiểu. Chúng ta cần “Đức Chúa Trời, Ðấng an ủi những kẻ ngã lòng” (II Cô-rinh-tô 7:6). Hàng triệu người, bao gồm cả tôi, chứng thực sự an ủi mà Ngài đã mang đến cho họ trong những giờ phút đen tối nhất. “… Vì Ngài, Chúa ôi, đã từng giúp con và an ủi con” (Thánh Thi 86:17).

Trong quyển Khi Đức Chúa Trời Khóc (When God Weeps), Joni Eareckson Tada và Steve Estes viết rằng:

Giống như một người cha, Đức Chúa Trời không những chỉ đưa ra lời khuyên mà còn
ban chính mình Ngài. Ngài trở thành chồng của người góa phụ đau buồn (Ê-sai 54:5). Ngài trở thành Đấng an ủi người phụ nữ hiếm muộn (Ê-sai 54:1). Ngài trở thành cha
của trẻ mồ côi (Thánh Thi 10:14). Ngài trở thành chàng rể của người độc thân (Ê-sai 62:5). Ngài là Đấng chữa lành người bệnh (Xuất Hành 15:26). Ngài là cố vấn tuyệt vời cho những người bối rối và chán nản (Ê-sai 9:6).

Phao-lô nói rằng: “Ðức Chúa Trời của mọi niềm an ủi... Ngài an ủi chúng ta trong mọi cơn đau buồn, để chúng ta có thể an ủi những người khác trong mọi cơn đau buồn của họ bằng niềm
an ủi mà chính chúng ta đã được Ðức Chúa Trời an ủi” (II Cô-rinh-tô 1:3–4). Thông thường khi đau buồn, chúng ta chỉ nghĩ đến việc nhận được sự an ủi chứ không phải là cho đi. Có những lúc trong cơn đau buồn, việc nhận được cần phải là trọng tâm duy nhất của chúng ta. Nhưng khi được Ðức Chúa Trời an ủi, chúng ta cũng có thể sử dụng sự an ủi đó để an ủi người khác.

Trong lúc tuôn đổ sự an ủi của Ngài trực tiếp cho chúng ta thông qua chức vụ của Đức Thánh Linh, Ðức Chúa Trời cũng thích sử dụng người khác để an ủi chúng ta. Tôi đã trải nghiệm điều này thông qua bạn bè và các thành viên trong gia đình của tôi. Thật là một niềm vui lớn khi vừa cho đi vừa nhận được sự an ủi trong gia đình của Ðức Chúa Trời. Chúng ta sẽ thỏa lòng khi trở thành công cụ của Ngài, và đó cũng là nguồn an ủi.

Tình Bằng Hữu Của Đức Chúa Giê-xu

Đức Chúa Giê-xu phán rằng: “Ta không gọi các ngươi là đầy tớ nữa… nhưng Ta gọi các ngươi
là bạn” (Giăng 15:15). Đối với tôi, chân lý tuyệt vời này đã trở thành niềm an ủi sâu sắc hằng ngày. Kể từ khi biết đến Đức Chúa Giê-xu khi còn là một thiếu niên, tôi đã có một tình bạn với Ngài; nhưng tôi phải chấp nhận sự thật là người bạn thân thứ hai của tôi, Nanci, không còn ở đây vì tôi nữa. Mặc dù những tình bạn khác đã giúp ích, nhưng đối với tôi, không điều gì có ý nghĩa hơn tình bạn của Đức Chúa Giê-xu. Và nó vẫn vậy. Mỗi ngày.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy gần gũi với Ngài hơn lúc này. Tôi tự nhủ rằng Nanci hiện đang sống với người bạn thân nhất của cô ấy và của tôi. Và tôi đang trải nghiệm cũng như cảm nhận sự hiện diện của Ngài với tôi mỗi ngày. Khi cô ấy qua đời, không ai trong chúng tôi mất đi người bạn thân nhất của mình. Ngài vẫn ở bên cả hai chúng tôi, mặc dù chúng tôi vẫn chưa đoàn tụ.

Đối với nhiều tín đồ Đấng Christ, việc Đức Chúa Giê-xu thực sự là bạn và muốn trở thành bạn của chúng ta là một khái niệm mang tính cách mạng. Đúng vậy, chúng ta không bao giờ được phủ nhận hoặc coi nhẹ sự thật rằng chúng ta là tôi tớ của Đức Chúa Trời, và bản thân điều đó
là một lời kêu gọi cao cả. Nhưng đồng thời chúng ta cũng nên khẳng định sự thật kỳ diệu rằng mình là con cái và là bạn bè của Ngài. Đức Chúa Trời có thể yêu thương và thực sự yêu thương tôi tớ của Ngài, nhưng Ngài chắc chắn yêu thương con cái và bạn bè của Ngài hết lòng. Và Ngài có ý định làm điều tốt nhất cho chúng ta, ngay cả khi điều tốt nhất diễn ra theo một hình thức khác với những gì chúng ta có lẽ đã chọn.

Dwight L. Moody nói rằng: “Trong nhiều năm, tôi đã có một quy tắc là đối xử với Đức Chúa Giê-xu Christ như một người bạn cá nhân. Ngài không phải là một tín điều, một giáo lý đơn thuần, nhưng chính Ngài là Đấng mà chúng ta có.”

Khi đau buồn, chúng ta thấy rằng bản thân của nỗi đau buồn là một người bạn đồng hành; nhưng người bạn đồng hành vĩ đại hơn và là người bạn thân thiết nhất của chúng ta chính là Đức Chúa Giê-xu. Ngài từng phán rằng: “Ta sẽ không bao giờ lìa ngươi, và không bao giờ bỏ ngươi” (Hê-bơ-rơ 13:5). Đức Chúa Giê-xu là người cố vấn và là người bạn thân nhất của chúng ta, cũng như là Đấng Cứu Rỗi và Chúa. Mối quan hệ với Ngài phát triển khi chúng ta dành thời gian cho Ngài — thưa chuyện và lắng nghe Ngài. Như Oswald Chambers đã viết: “Người bạn thân thiết nhất trên trái đất chỉ là cái bóng so với Đức Chúa Giê-xu Christ.”

Chúng Ta Sẽ Ngắm Xem Mặt Ngài

Khổ đau và khóc lóc là có thật và sâu đậm, nhưng đối với con cái Đức Chúa Trời, chúng chỉ là tạm thời. Một ngày nào đó, nỗi đau sẽ kết thúc. Mãi mãi. Niềm vui đời đời đang trên đường đến. Đức Chúa Giê-xu, người bạn vĩnh cửu của chúng ta, “sẽ lau sạch mọi giọt nước mắt khỏi mắt họ, sự chết sẽ không còn nữa; than van hay khóc lóc hay đau đớn sẽ không còn nữa” (Khải Huyền 21:4). Đây là lời hứa được mua bằng huyết của Ngài.

Trong lúc này, khi lòng chúng ta đau đớn, hãy hướng về Đức Chúa Giê-xu, nguồn an ủi và bình an lớn nhất của chúng ta. “Ðây là niềm an ủi của con khi con gặp khốn khó: Lời Ngài có năng quyền làm cho con phục hồi sinh lực” (Thánh Thi 119:50).

 

The Comfort and Friendship of Jesus in Our Grief

Over the four-plus years my beloved wife Nanci faced cancer, there were many good reports and many bad ones. We rode a roller coaster of emotions throughout her three surgeries, three rounds of radiation, and three rounds of chemo.

I vividly remember the day when the doctor said it was now stage-four cancer that had spread to her lungs. That night we prayed together, and then I went downstairs, got on my knees by the couch, buried my face in my hands, and wept. I poured out my heart to God, begging Him to intervene. I  did what 1 Peter 5:7 tells us to do: “Cast all your anxiety on him because he cares for you” (NIV).

Suddenly I felt a presence beside me. I opened my eyes and saw our Golden Retriever Maggie’s front paws next to my hands. She gave me a look of loving concern, licked my tears, and then made a loud mournful sound she had never made before and never did after. I can only describe it as a groan. It startled me.

I thought immediately of Romans 8 which tells us that we groan, the whole creation groans, and God’s Spirit intercedes for us with groanings too deep for words. I realized that three of us were groaning together for Nanci, who we all loved—our God, myself, and our dog. And then I wept more, this time finding great comfort in both my companions.

The God of All Comfort

A year later, I was there when Nanci took her last breath. I felt profoundly sad, yet so privileged to have been her husband and to be there till death did us part. In the over two years now since she relocated to Heaven, her absence has been palpable. I miss her frequent texts about dogs and football and great quotes from Charles Spurgeon and J. I. Packer and others. I miss the sound of her voice and her laughter, always so loud and contagious.

The grief has been difficult. Yet God has been doing a work of grace in my life, bringing me comfort that allows me to go forward without her. (This is greatly helped by the anticipation of one day being with her again in the presence of Jesus!) In Psalm 16:8 David says, “I have set the LORD always before me; because he is at my right hand, I shall not be shaken.” To set God before me is to recognize His presence and constant help.

When a child falls off a bike, she doesn’t need her father to say, “Sweetheart, here’s why it happened—given your speed and the weight of this bike, it couldn’t tolerate that sharp turn and…” No. The child simply wants comfort. We don’t need explanations, most of which we wouldn’t understand anyway. We need “God, who comforts the downcast” (2 Corinthians 7:6). Millions of people, including me, attest to the comfort He has brought them in their darkest hours. “…you, LORD, have helped me and comforted me” (Psalm 86:17).

Joni Eareckson Tada and Steve Estes write in When God Weeps,

God, like a father, doesn’t just give advice. He gives himself. He becomes the husband to the grieving widow (Isaiah 54:5). He becomes the comforter to the barren woman (Isaiah 54:1). He becomes the father of the orphaned (Psalm 10:14). He becomes the bridegroom to the single person (Isaiah 62:5). He is the healer to the sick (Exodus 15:26). He is the wonderful counselor to the confused and depressed (Isaiah 9:6).

Paul says, “[The] God of all comfort... comforts us in all our affliction, so that we may be able to comfort those who are in any affliction, with the comfort with which we ourselves are comforted by God” (2 Corinthians 1:3–4). Often when we are grieving, we think only of receiving comfort, not giving it. There are times in grief when receiving needs to be our sole focus. But when God comforts us, we are enabled to also use that same comfort to console others.

While He pours out His comfort to us directly by a ministry of His Holy Spirit, God is also fond of using other people to comfort us. I have experienced this through my friends and family members. There is great pleasure in both giving and receiving comfort in God’s family. It’s fulfilling to be His instrument, and that’s a source of comfort as well.

The Friendship of Jesus

Jesus says, “No longer do I call you servants…but I have called you friends” (John 15:15). This stunning truth has become a deep daily comfort to me. Ever since I came to know Jesus as a teenager, I’ve had a friendship with Him; but it really hit home when my second best friend, Nanci, was no longer here for me. While other friendships have helped, nothing has meant more to me than the friendship of Jesus. It still does. Every day.  

I have never felt closer to Him than I do now. I tell myself that Nanci now lives  with her best friend and mine. And I am experiencing and sensing His presence with me every day. At her death, neither of us lost our best friend. He is still with both of us, even though we are not yet reunited.

That Jesus truly is and wants to be our friend is a revolutionary concept to many Christians. True, we should never deny or minimize the fact that we are God’s servants, and that itself is a high calling. But we should simultaneously affirm the wondrous fact that we are His children and friends. God can and does love His servants, but He certainly loves wholeheartedly His children and His friends. And He intends to do His best for us, even when that best takes a different form than we might have chosen.   

Dwight L. Moody said, “A rule I have had for years is to treat the Lord Jesus Christ as a personal friend. His is not a creed, a mere doctrine, but it is He Himself we have.”

As we grieve, we find that grief itself is a companion; but our greater companion and closest friend is Jesus. He has said, “I will never leave you nor forsake you” (Hebrews 13:5). Jesus is our mentor and best friend, as well as Savior and Lord. Our relationship with Him grows as we spend time with Him—talking and listening to Him. As Oswald Chambers wrote, “The dearest friend on earth is a mere shadow compared to Jesus Christ.”

We Will Behold His Face

Suffering and weeping are real and profound, but for God’s children, they are temporary. One day, grief will end. Forever. Eternal joy is on its way. Jesus, our forever friend, “will wipe away every tear from their eyes, and death shall be no more, neither shall there be mourning, nor crying, nor pain.” This is the blood-bought promise of Jesus.

In the meantime, when our hearts ache, let’s turn to Jesus, our greatest source of comfort and peace. “This is my comfort in my affliction, that your promise gives me life” (Psalm 119:50).

 

Photo: Unsplash

Randy Alcorn (@randyalcorn) is the author of over sixty books and the founder and director of Eternal Perspective Ministries